Thắc mắc của người bị tiểu đường
Lý do là vì những sản phẩm này sẽ làm gia tăng lượng chất béo, calo và carbohydrate trong cơ thể người bệnh khiến cho chế độ ăn trở nên khó kiểm soát.
1. Bệnh nhân tiểu đường có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày?
Đúng: Bạn có thể ăn thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa như bình thường. Tuyệt đối không nên bỏ bữa hoặc ăn muộn nếu không sẽ làm hạ đường huyết và rối loạn chức năng tuyến tuỵ.
2. Ăn nhiều đường sẽ bị bệnh tiểu đường?
Sai: Tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường (nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, một hormone giúp chuyển đường huyết vào tế bào cơ thể), nhưng nó có thể đưa tới béo phì. Mà theo thống kê, người béo phì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn là người cân nặng bình thường.
3. Người tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ?
Đúng: Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp. Nên ăn khoảng 30-40 g/ngày. Ngoài ra, cần hạn chế thức ăn nhiều chất béo như bơ, thịt quay, da gà, vịt, lòng đỏ trứng.
4. Kiêng đường hoàn toàn khi bị tiểu đường?
Sai: Bệnh nhân tiểu đường cũng cần ăn theo chế độ ăn như người bình thường, nhưng phải chú trọng kiểm soát cân nặng, lượng đường huyết. Số lượng đường tiêu thụ phải nằm trong trong tổng số carbohydrate cho phép hàng ngày. Nên dùng đường chung với thực phẩm có chất xơ, để glucose vào máu từ từ, chứ không tăng vọt. Dùng đường ăn kiêng để thay thế khi cần vì nó có năng lượng thấp hơn đường thường đến 8 lần.
5. Các loại vitamin và khoáng chất có thể giúp ích cho bạn?
Đúng: Vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết. Vitamin E là chất chống ôxy hóa giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể ở mức cho phép. Biotin trong thành phần của các loại vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose. Với tác dụng giúp giảm lượng glucose thừa nhanh chóng, crom hỗ trợ bạn giữ lượng insulin ở mức cho phép. Mangan thì góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose. Thiếu magie sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến tuỵ, cản trở việc tạo ra insulin.
6. Khi uống thuốc hoặc chích insulin thì có thể thoải mái ăn uống?
Sai: Thuốc viên hoặc insulin theo đơn bác sĩ có tác dụng giúp cơ thể không cần làm việc quá nhiều cũng có thể giảm độ đường huyết. Sự phối hợp của việc uống thuốc đúng lượng và những bữa ăn dinh dưỡng cũng như tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để kiềm chế bệnh tiểu đường.
7. Cách chế biến món ăn có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết?
Đúng: Thức ăn chế biến theo phương pháp chiên, quay, xào (thường nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo) hay tiếp xúc với nhiệt độ cao vầ kéo dài như nướng, hun khói, sấy, bỏ lò (làm phát sinh thêm các chất có hại hoặc làm xuất hiện các gốc ôxy hóa) sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh hơn. Những món ăn luộc, hấp sẽ an toàn hơn với bạn.