Tình trạng tái nhiễm COVID-19
Tái nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại.
Sau khi khỏi COVID-19, hầu hết các cá nhân sẽ có một số biện pháp bảo vệ khỏi bị tái nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm vẫn xảy ra sau khi mắc COVID-19. Hiện nay, các nước vẫn đang tìm hiểu thêm về tình trạng tái nhiễm này. Nghiên cứu tiếp về COVID-19 sẽ giúp chúng ta hiểu thêm:
- Tần suất tái nhiễm xảy ra như thế nào
- Những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm
- Bao lâu sau lần nhiễm bệnh trước thì xuất hiện tình trạng tái nhiễm
- Mức độ nghiêm trọng (mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm bệnh) của tình trạng tái nhiễm so với lần nhiễm đầu (lần đầu tiên)
- Nguy cơ lây truyền cho người khác sau khi tái nhiễm
Thông tin về các biến thể
Các vi-rút liên tục thay đổi, bao gồm cả vi-rút gây bệnh COVID-19. Những thay đổi này có thể dẫn tới việc xuất hiện các biến thể (chủng mới của vi-rút) có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Vắc-xin ngừa COVID-19 tiếp tục có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại việc bị bệnh nghiêm trọng. Vắc-xin được khuyến nghị tiêm cho mọi người từ 5 tuổi trở lên, bao gồm những người đã nhiễm bệnh trước đây.
Cách bảo vệ bản thân và người khác
- Tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Tìm nơi tiêm vắc-xin ở đây. Tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm nhắc khi đủ điều kiện.
- Đeo khẩu trang vừa khớp che mũi và miệng liên tục và đúng cách giúp bảo vệ bản thân bạn và người khác.
- Giữ khoảng cách 2 mét với người khác.
- Tránh đám đông và những không gian trong nhà bị thông gió kém.
- Biết thời điểm đi xét nghiệm để biết rõ tình hình nhiễm bệnh và ngăn ngừa lây lan cho người khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, rồi lau tay thật khô. Dùng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.
-------------------
Vnkhoe.com - Tôi khoẻ, bạn khoẻ, Việt Nam khoẻ!
Kiến thức y tế nhiều hơn, sống khoẻ hơn.