Bệnh huyết áp thấp và những điều cần biết
Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, ở mọi lứa tuổi.
Thế nào là huyết áp thấp?
So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.
Ngoài phương pháp kiểm tra huyết áp bằng cách đo huyết áp bằng các máy đo huyết áp điện tử hoặc tới kiểm tra tại các trung tâm y tế, người bệnh cũng có thể theo dõi trị số huyết áp bằng các dấu hiệu cảnh báo từ sức khỏe. Nhiều người bệnh bị huyết áp thấp thường có chung những biểu hiện bên ngoài như mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhất là khi họ phải thay đổi tư thế đột ngột.
Những người có nguy cơ cao bị huyết áp thấp?
Dưới đây là một số người có nguy cơ bị huyết áp thấp:
- Phụ nữ mang thai : Phụ nữ mang thai không chỉ đối diện với nguy cơ huyết áp cao (người ta gọi là tăng huyết áp thai kỳ) mà còn phải đối diện với nguy cơ huyết áp thấp. Cụ thể trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm năm đến 10 điểm và huyết áp tâm trương giảm nhiều từ 10 – 15 điểm. Điều này là hết sức bình thường, các trị số huyết áp có thể trở lại bình thường như trước thời kỳ mang thai sau khi người phụ nữ sinh con.
- Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ.
- Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.
- Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
- Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
- Người bị nhiễm trùng nặng: Nghiễm trùng trong cơ thể đi vào máu có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, từ đó có thể dẫn đến đe dọa mạng sống, huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
- Người bị dị ứng trầm trọng (hay còn gọi là sốc phản vệ). Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và hạ huyết áp.
- Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống : Tình trạng thiếu các vitamin B – 12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.
- Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), alpha blockers, Beta blockers, Thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), Sildenafil (Viagra), đặc biệt kết hợp với một thuốc tim, nitroglycerine.
-------------------
Vnkhoe.com - Tôi khoẻ, bạn khoẻ, Việt Nam khoẻ!
Kiến thức y tế nhiều hơn, sống khoẻ hơn.