5 sai lầm thường mắc phải khi ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong sữa chua có các vi khuẩn sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để khỏe mạnh hơn. Sữa chua cung cấp một lượng khoáng chất, vi khoáng và các vitamin cho cơ thể.
Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời có thể chống táo bón.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn sữa chua không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của sữa chua giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
1. Ăn khi đói
Bạn chỉ nên ăn sữa chua sau khi ăn cơm từ 1 đến 2 tiếng và đặc biệt, không nên ăn sữa chua khi đói. Khi bụng đói, các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị axit trong dạ dày giết chết, làm giảm tác dụng của sữa chua.
Khi ăn sữa chua lúc no, nồng độ axit giảm, có lợi có sự phát triển của khuẩn lactobacillus. Buổi tối cũng là thời điểm thích hợp để ăn sữa chua.
2. Ăn sữa chua bao nhiêu tùy thích
Sữa chua là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là vào lúc đói. Bởi các men lactic có trong sữa chua sẽ dễ bị phân hủy và các tác dụng của nó sẽ mất đi rất nhiều. Tốt nhất nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
3. Hâm nóng sữa chua
Bác sĩ Đinh Thạc – Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: Vào mùa đông lạnh, cha mẹ cũng không nên hâm nóng sữa chua trước khi cho trẻ sử dụng, việc này sẽ làm tiêu diệt, hạn chế tác dụng của vi khuẩn có lợi, làm mất khả năng kích thích tiêu hóa cũng như giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Để tránh bé bị viêm họng, cha mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.
4. Sữa chua thích hợp với tất cả mọi người?
Những ai mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột phải cẩn thận khi ăn sữa chua, trẻ dưới một tuổi không nên ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, viêm túi tụy và viêm mật cũng không nên ăn sữa chua có đường, nếu không sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh.
Sữa chua thích hợp nhất với nhóm người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc với máy tính, bị táo bón, thường dùng thuốc kháng sinh, loãng xương, bệnh về tim mạch.
5. Ăn sữa chua giảm béo
Sữa chua chứa hàm lượng lớn khuẩn lactobacillus hoạt tính, có tác dụng điều tiết cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể rất tốt, giúp thúc đẩy nhu động dạ dày, giảm nguy cơ bị táo bón. Những ai bị táo bón trong thời gian dài có liên quan nhất định đến việc tăng thể trọng cơ thể. Lúc này, ăn sữa chua vừa có tác dụng nhuận tràng, lại làm tăng cảm giác no, giúp bạn giảm đáng kể lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, bản thân sữa chua cũng có hàm lượng nhiệt lượng nhất định nên bạn đừng lấy sữa chua vào mục đích giảm béo, đấy hoàn toàn không phải lựa chọn thông minh.